Điều đầu tiên, tôi nghĩ cần nói thật với các bạn rằng kinh nghiệm về lập trình web của tôi gần như là con số 0. Thời đại học, học phần Kiến tập là học phần duy nhất mà tôi có thể tiếp cận với lập trình web, nhưng do tôi bận tập trung vào lập trình phần mềm Windows nên tôi giao hẳn cho bạn tôi xử lý đề án của học phần đó. Sau đó, cũng có vài lần tôi xem xét việc học lập trình web, nhưng thật sự thì với công nghệ thời đó (thời kỳ trước web 2.0), lập trình web không hấp dẫn tôi bằng lập trình Windows và các thuật toán. Đến năm 2004, 2005, web 2.0 nở rộ, lập trình AJAX lên hương, web đã có sức mạnh gần ngang bằng với lập trình Windows và nó đã có nhiều điều thú vị để quyến rũ tôi. Tuy nhiên, do công việc quá nhiều, nên tôi một lần nữa chưa học được gì nhiều. Và giờ, tôi lại một lần nữa quay lại với lập trình web. Sau một thời gian không ngắn cũng không quá dài tìm hiểu, tôi đã lựa chọn một con đường để học lập trình web. Và tôi viết bài này là để chia sẻ nó cho các bạn.
Hiện nay, để lập trình web bạn có rất nhiều lựa chọn. Bạn có thể dùng Notepad tự gõ từng dòng lệnh HTML, CSS, Javascript để tạo nên các trang web. Bạn có thể dùng các phần mềm hỗ trợ từ A đến Z như Dreamweaver. Bạn có thể dùng ASP.NET hay JSP, Servlet, Zend Framework để tạo ra các ứng dụng web mạnh mẽ. Hay bạn có thể dùng các nên tảng mới và hiệu năng lập trình cao như Rails, Node.js, Dart để tạo ra các ứng dụng web linh hoạt. Cho nên, để lựa chọn lấy một con đường để học lập trình web thật không đơn giản. Con đường mà tôi đã chọn dựa trên hai tiêu chuẩn sau:
Do đó, tôi đã chọn học HTML & CSS, Javascript và nền tảng Dart.
Lý do tôi chọn HTML, CSS và Javascript thì khá là đơn giản. Bởi vì đó chính là tất cả những thứ cần thiết để lập trình web phần client-side mà mọi người học lập trình web đều nên học. Các nền tảng lập trình như ASP.NET, JSP, Joomla, Drupal đã hỗ trợ cho bạn khá nhiều, nhưng nếu bạn muốn tuỳ chỉnh từ những template có sẵn thì bạn vẫn cần biết 3 thứ trên.
Còn với Dart, tôi chọn nền tảng này vì nó thoả mãn hai tiêu chuẩn đã nói ở trên. Thứ nhất, nền tảng này mới ra đời gần đây và được hỗ trợ mạnh mẽ bởi Google. Thứ hai, nó chính là ngôn ngữ hỗ trợ tốt nhất cho hệ điều hành Chromium của Google, một nền tảng ứng dụng web khá mạnh hiện nay. Thứ ba, theo các đánh giá về hiệu năng thì Dart này ngang ngửa với thư viện Node.js, một thư viện cho hiệu năng cao nhất hiện nay. Thứ tư, Dart là nền tảng Javascript nên tôi sẽ không cần phải học thêm một ngôn ngữ nào nữa ngoài ba thứ HTML, CSS và Javascript.
Như vậy, chúng ta đã xác định được những gì cần học. Bây giờ, tôi sẽ trình bày những bước bạn nên đi để học những thứ trên :
Các sách được liệt kê ở trên, các bạn có thể lấy ở đây.
Tôi cung cấp tất cả các sách dưới một file nén để tránh bị Google chặn vì bản quyền. Đợt vừa rồi phát hiện một loạt file PDF của các quyển sách bị Google chặn như thế.
Con đường của tôi đi chỉ mới tới đó. Nếu tôi nghiên cứu thêm được cái gì hữu ích, tôi sẽ chia sẻ với các bạn sau. Chúc các bạn thành công!